Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên tiêu: Nguồn gốc, vì sao được xem là rằm lớn trong năm
Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên tiêu: Nguồn gốc, vì sao được xem là rằm lớn trong năm
Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên tiêu hay còn gọi Tết Thượng nguyên diễn ra vào ngày rằm đầu tiên của năm. Người Việt coi trọng ngày này vì cho rằng 'đầu xuôi đuôi lọt', cúng cầu an ngày rằm tháng Giêng mong một năm phước lành.
Một chuyên gia nghiên cứu tôn giáo tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết, theo quan niệm của người Việt, trong năm có 3 Rằm lớn là: Rằm tháng Giêng, Rằm tháng 7 và Rằm tháng 10 hay còn gọi Tết Thượng nguyên, Tết Trung nguyên và Tết Hạ nguyên.
Sở dĩ như vậy vì người Việt xưa sống phụ thuộc vào nghề nông, nên mới gắn liền với trời (thiên quan tấn phước - Rằm tháng Giêng), đất (địa quan xá tội - Rằm tháng bảy) và nước (thủy quan giải ách - Rằm tháng mười).
"Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng"
Vị này cho biết, Rằm tháng Giêng là Rằm đầu tiên của năm mới, thường được dân gian gọi là "Thiên quan tấn phước", đầu năm cúng để cầu mong năm mới phước lành, gặp nhiều điều may mắn, mưa thuận gió hòa, cả năm hanh thông.
Vốn người Việt xưa gắn với nông nghiệp nên mưa thuận gió hòa là điều đặc biệt quan trọng, người Việt lại coi trọng cái ban đầu, quan niệm rằng "đầu xuôi đuôi lọt" nên thường nói "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".
Cũng trong dịp này, vì TP.HCM có nhiều người Hoa sinh sống nên người Việt còn được chứng kiến người Hoa đón Tết Nguyên tiêu trùng với Rằm tháng Giêng. Người Hoa thường chuẩn bị bánh tổ, treo đèn lồng đỏ, múa lân sư rồng và ăn Tết lớn.
Dân gian Việt thường nói "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng"
Ảnh: V.P
"Người Việt thì đơn giản hơn, thường các gia đình chỉ chuẩn bị mâm cúng gồm xôi, chè, trái cây đang mùa trái nào thì cúng trái đó, thông dụng là vú sữa, dừa, quýt, bánh ít. Ngày nay, cuộc sống có điều kiện hơn, người ta chuộng cúng bưởi da xanh hoặc trái cây đẹp mắt, đắt tiền hơn. Giờ cúng ngày trước thì thường cúng sáng gần trưa, nhưng ngày nay vì cuộc sống đô thị, người ta chuyển sang thắp hương cúng Phật ngày Rằm tháng Giêng vào buổi tối. Quan trọng là tấm lòng thành kính, việc cúng kiếng không nhất định phải thế này hay thế kia", chuyên gia nghiên cứu tôn giáo chia sẻ.
Tết Nguyên tiêu có nguồn gốc thế nào?
Theo Tiến sĩ (TS) Trần Long, Giảng viên khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), Tết Nguyên tiêu tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người Việt ăn Rằm tháng Giêng vào ngày 15.1 âm lịch, trùng với ngày Tết Nguyên tiêu của Trung Quốc.
Vào ngày này, người dân thường cúng bái tổ tiên, trời đất và đi chùa cúng dường để cầu bình an trong cuộc sống. Tuy nhiên, năm nay do dịch Covid-19 nên chuyên gia văn hóa cho rằng, thay vì đi chùa cầu an, người dân có thể cúng tại nhà và làm nhiều việc thiện.
TS Trần Long cho rằng, hiện đang có nhiều tài liệu và nhiều câu chuyện viết về nguồn gốc của Tết Nguyên tiêu. Mỗi giai thoại có một cách giải thích nghe cũng khá hợp lý nên cứ vậy được lưu truyền.
Theo đó, câu chuyện được kể với nhau nhiều nhất về ngày này là chuyện kể về con thiên nga của thiên đình bay xuống hạ giới nhưng bị thợ săn bắn chết. Nghe tin, Ngọc Hoàng nổi giận vô cùng, sai quân đến ngày Rằm tháng Giêng phóng hỏa để thiêu trụi mọi thứ ở trần gian.
Năm nay, các cơ sở tôn giáo hạn chế số người tập trung cùng một thời điểm nên thay vì đi lễ chùa, người dân có thể cũng tại nhà
Ảnh: V.P
Nhưng may là có một vị thiên triều thương dân, xuống hạ giới chỉ cách để người dân thoát khỏi nạn này. Vị quan thiên triều hướng dẫn đến ngày này, nhà nào cũng treo đèn lồng màu đỏ trước nhà, Ngọc Hoàng trên trời nhìn xuống thấy đỏ thì nghĩ là hạ giới đã bị phóng hỏa.
Vì vậy mà tại Trung Quốc hay người Hoa ở TP.HCM vào ngày Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên tiêu thường treo đèn lồng đỏ như một phong tục để cảm ơn vị quan thiên triều.
Một tích khác kể rằng vua Hán Văn lên ngôi đúng ngày Rằm tháng Giêng nên cứ đến ngày này, ông lại ra ngoài chung vui với người dân. Đây là đêm Rằm đầu tiên của năm nên Hán Văn đã gọi ngày này là ngày Tết Nguyên tiêu.
Tin cùng chủ đề
-
Đồng Tháp công nhận thêm 02 điểm Du lịch sinh thái
04-11-2023 -
Cơ sở dữ liệu công chức, viên chức của Bộ Nội vụ phải đáp ứng được yêu cầu cập nhật, sử dụng, khai thác thông tin 24/24
03-11-2023 -
Sử dụng tên định danh để chống cuộc gọi giả mạo
03-11-2023 -
Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại phường 6 thành phố Cao Lãnh” là Di tích Quốc gia
02-11-2023 -
Nơi ghi dấu 100 ngày chuyển quân ra Bắc: “Đi vinh quang - Ở anh dũng”
02-11-2023 -
Tuyển gấp 60 nam, nữ đi làm việc tại Nhật Bản đơn hàng 01 năm
01-11-2023 -
MA TÚY LÀ HIỂM HỌA VỚI GIỚI TRẺ
30-10-2023 -
Về việc ngừng cung cấp điện để cải tạo, sửa chữa lưới điện khu vực thành phố Cao Lãnh từ 06.11.2023 đến 12.11.2023
30-10-2023 -
THÔNG BÁO Tuyển gấp 150 lao động đi làm việc tại Nhật Bản
25-10-2023 -
PHƯỜNG 6 TỔ CHỨC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN HỘ GIA ĐÌNH NĂM 2023
25-10-2023